Kết nối với Curves thông qua ứng dụng di động

10 lợi ích tuyệt vời của củ sen cho sức khỏe

Hầu hết các bộ phận của cây sen đều được tận dụng trong văn hóa ẩm thực phương Đông. Hoa sen, lá, rễ, hạt,… đều được sử dụng cho những món ăn thanh đạm và thơm ngon. Củ sen cũng không ngoại lệ.

Khi ăn, củ sen có vị ngọt thanh và độ giòn vừa phải. Bạn đã biết củ sen có tác dụng gì chưa? Hãy cùng Curves khám phá nhé!

Giá trị dinh dưỡng trong củ sen

Củ sen không có cholesterol và rất ít calo. Hàm lượng dinh dưỡng đa dạng với nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng rất có lợi cho cơ thể của chúng ta.

Trong mỗi 100g, củ sen chứa hàm lượng dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 66kcal
  • Protein:1.58g
  • Tổng chất béo:0,07g
  • Carbohydrate: 16g
  • Chất xơ:3.1g

Trong mỗi 100g củ sen luộc chín, các loại vitamin, khoáng chất nổi bật có trong củ sen phải kể đến:

  • Kali: 363 mg
  • Canxi: 26mg
  • Sắt: 0,9mg
  • Vitamin C: 27.4mg
  • Thiamin: 0,127mg
  • Riboflavin: 0,01mg
  • Niacin: 0,3mg
  • Axit pantothenic: 0,302mg
  • Vitamin B-6: 0,218mg
  • Folate:8µg
  • Choline: 25.4mg

Tóm lược

Củ sen vừa là nguồn cung cấp carbohydrate và chất xơ lành mạnh, vừa ít chất béo và đường. Giá trị dinh dưỡng của củ sen đến từ những vitamin và khoáng chất thiết yếu, chẳng hạn như kali, canxi, đồng, vitamin C, vitamin B6 và sắt.

10 lợi ích không ngờ của củ sen

1. Lợi ích của củ sen: Bảo vệ tim mạch

Củ sen có tác dụng gì? Là thực phẩm giàu dinh dưỡng, củ sen tươi có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Kali có trong củ sen tươi hỗ trợ giúp điều hòa nhịp tim. Chế độ ăn thiếu kali có thể gây yếu cơ, nhịp tim không đều, dễ thay đổi tâm trạng hoặc buồn nôn.

Theo khuyến cáo, trung bình mỗi ngày người trưởng thành cần 1600-2000 miligam khoáng chất kali. Trong 1 cốc củ sen luộc, đã chứa 436 miligam kali, tương đương khoảng 22% nhu cầu đối với hầu hết người trưởng thành.

Ngoài ra, hàm lượng folate và vitamin C trong củ sen cũng vô cùng thiết yếu cho sự tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch.

2. Điều hòa huyết áp

Hàm lượng Kali trong củ sen cũng hỗ trợ điều hòa huyết áp. Khoáng chất này giúp giãn mạch, giữ cho các mạch máu thư giãn. Đồng thời, nhờ khả năng tăng lưu lượng máu của kali giúp điều hòa huyết áp và giảm áp lực cho hệ tim mạch.

3. Tác dụng của củ sen: Cải thiện chức năng miễn dịch

Củ sen rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin C trong củ sen có tác dụng hoạt động chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Đồng thời vitamin này cũng kích thích sản xuất bạch cầu và giúp các tế bào miễn dịch hoạt động bình thường.

Với những đặc tính đó, củ sen giàu vitamin C có thể bảo vệ bạch cầu khỏi các tổn thương do oxy hóa và do đó giữ cho chúng hoạt động bình thường. Bổ sung củ sen vào chế độ ăn dinh dưỡng sẽ giúp bạn cải thiện miễn dịch.

4. Giúp bảo vệ gan

Củ sen chứa hàm lượng cao các hợp chất polyphenolic được cho là có khả năng bảo vệ chức năng gan. Theo nghiên cứu trên động vật, bột củ sen được cho là có thể ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Các nhà nghiên cứu phát hiện củ sen có thể ngăn chặn tình trạng viêm tại bộ thể hiện gen. Đồng thời, thực phẩm này cũng làm tăng hormone adiponectin và bảo vệ lá gan.

Hormone adiponectin, hay còn gọi là “hormone chất béo”. Adiponectin hoạt động như một chất điều chỉnh chất béo, khi lượng hormone này quá ít có thể khiến cơ thể dư thừa chất béo hơn mức cần thiết.

5. Lưu thông máu

Củ sen rất giàu đồng và sắt, có tác dụng kích thích sự hình thành các tế bào hồng cầu. Ăn củ sen có tác dụng tăng cường năng lượng vì nó hỗ trợ điều hòa lưu thông máu.

6. Hỗ trợ giảm viêm

Tác dụng của củ sen là ngăn ngừa các tình trạng viêm cấp tính như viêm gan cấp tính và các bệnh tự miễn dịch. Nghiên cứu đã chỉ ra, củ sen lên men có chứa axit linoleic. Axit béo này có thể làm giảm các phản ứng viêm trong cơ thể.

7. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh

Củ sen cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, đó là folate (vitamin B9). Phụ nữ trong thai kỳ đặc biệt cần bổ sung đủ folate để ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nguy hiểm.

Ngoài ra, củ sen cũng cung cấp choline, sắt và canxi. Những vi chất dinh dưỡng hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.

8. Giàu vitamin B: tốt cho hệ thần kinh

Tác dụng của củ sen còn đến từ nguồn vitamin nhóm B phức hợp giá trị cao như pyridoxine, folate, niacin, riboflavin, axit pantothenic và thiamin.

Đặc biệt, pyridoxine (vitamin B6) hoạt động như một coenzyme trong quá trình tổng hợp hóa chất thần kinh bên trong não người, ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ.

Bổ sung lượng pyridoxine phù hợp mỗi ngày giúp kiểm soát tình trạng khó chịu thần kinh, đau đầu và căng thẳng. Vitamin B6 cũng làm giảm nguy cơ đau tim.

9. Giàu vitamin A: cải thiện sức khỏe da và mắt

Ăn củ sen có tác dụng gì? Vitamin A là một loại vitamin thiết yếu khác được tìm thấy trong củ sen, có thể giúp cải thiện sức khỏe thị lực và các tình trạng của da.

Vitamin A có khả năng chống oxy hóa và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng cũng như những tình trạng mắt khác. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy ủ sen có khả năng tăng tốc độ chữa lành vết thương và điều trị các tình trạng da viêm nhiễm.

10. Giàu chất xơ: có lợi cho hệ tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ dồi dao, ăn củ sen có tác dụng gì? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn:

  • Ngăn ngừa ung thư đường ruột. Chất xơ không hòa tancó trong củ sen làm tăng khối lượng và tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường ruột. Nhờ đó làm giảm thời gian tích tụ các chất độc hại.
  • Ngăn ngừa táo bón. Chất xơ có tác dụng giúp điều hòa nhu động ruột bằng cách kéo nước vào ruột kết để tạo ra phân mềm hơn và cứng hơn.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong củ sen còn mang đến những lợi ít khác:

  • Giảm cholesterol. Chất xơ hòa tan đã được chứng minh làm giảm cholesterol và hạn chế nguy cơ bệnh tim.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Bữa ăn giàu chất xơ sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột. Điều này góp phần giữ lượng đường trong máu không tăng nhanh.

Những lưu ý khi dùng củ sen

Những nguy cơ tiềm ẩn khi ăn củ sen là gì? Củ sen được xem là thực phẩm tương đối an toàn với khả năng gây dị ứng thấp. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vài điều sau:

  • Mặc dù có tất cả các lợi ích về dinh dưỡng, nhưng củ sen không phải là thuốc và không có chức năng trị bệnh. Bạn không nên tự ý điều trị bất cứ bệnh gì bằng củ sen mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Bạn không nên ăn củ sen sống. Củ sen là phần rễ của hoa sen, nó có khả năng chứa ký sinh trùng rất cao. Chính vì vậy, ăn củ sen sống sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm. Cách tốt nhất, bạn nên nấu chín củ sen trước khi sử dụng.

Hy vọng bài biết đã giải đáp thắc mắc: củ sen có tác dụng gì. Với những lợi ích mà củ sen mang đến cho sức khỏe của bạn, hãy bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh của bạn và gia đình.

CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ
Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on telegram
Telegram
Share on email
Email

Kết nối với chúng tôi:

Bài viết mới nhất:

Bài viết nổi bật :

CCTC Đặng T Phương Nhi

CCTC Đặng T Phương Nhi – Curves Nguyễn Văn Cừ 🌟 Cuộc hành trình giảm cân không chỉ là thay

Thư Ngỏ FOOD DRIVE 2024

Kính gửi: Quý Hội Viên của 28 CLB Curves thân mến 💜Trong tháng 04 này, Curves lại một lần nữa

Cảm ơn quý khách hàng đã đặt câu hỏi ?

Nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.