Sữa – Đó là một thực phẩm thiết yếu của con người kể từ 10.000 năm trước Công nguyên; khi những người chăn nuôi du mục quyết định ngừng chuyển vùng và định cư.
Ngoài sữa bò thì ngày nay có rất nhiều loại sữa được làm từ các loại hạt, hạt và ngũ cốc. Cùng tìm hiểu chúng nhé.
1/ Sữa bò
Sữa bò chứa 8 gam protein trong mỗi khẩu phần và là nguồn cung cấp kali và canxi. Hầu hết sữa bò đều được bổ sung vitamin A và D để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển tối ưu.
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân; sữa bò có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Nếu bạn bị đầy hơi, chướng bụng hoặc co thắt dạ dày sau khi uống sữa bò; bạn có thể mắc chứng không dung nạp. Bạn nên hạn chế sử dụng chế phẩm từ sữa bò.
2/ Sữa hạt
Hạnh nhân, hạt điều và hạt maca thường được sử dụng để làm sữa. Sữa hạt có hàm lượng carbohydrate và đường thấp hơn nhiều với sữa bò.
Các loại không đường thường chứa ít hơn một gam carbohydrate trong mỗi khẩu phần; không có đường chúng cũng giúp bạn giảm cân nhanh, no lâu.
Sữa hạt là sữa thuần chay và không chứa lactose; nhưng có thể không phù hợp với bạn nếu bạn bị dị ứng với các loại hạt.
3/ Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là một trong những lựa chọn thay thế sữa phổ biến nhất vì hương vị ngọt ngào tự nhiên. Sữa đậu nành chứa gần như lượng protein trong mỗi khẩu phần như sữa bò; có hàm lượng protein cao nhất trong tất cả các loại sữa có nguồn gốc thực vật.
Nhiều loại sữa đậu nành có chứa đường, chất nhũ hóa, gôm hoặc các chất phụ gia khác; để cải thiện hương vị và kết cấu và đặc biệt không phù hợp với những bạn bị dị ứng đậu nành.
3/ Sữa yến mạch
Sữa yến mạch, giống như sữa gạo và các loại sữa làm từ ngũ cốc khác; rất tốt nếu bạn bị dị ứng thông thường như các loại hạt hoặc đậu nành.
Sữa yến mạch có nhiều carbohydrate và ít protein; làm cho nó nhiều calo hơn và ít gây no hơn với nhiều loại sữa khác.
5/ Cấm kỵ khi uống sữa
+ Thuốc
Uống sữa với thuốc sẽ hình thành lớp màng mỏng trên bề mặt của thuốc; gây phản ứng hóa học giữa các khoáng chất trong với thuốc tạo thành chất không tan, ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
Vì thế, trước và sau khi uống thuốc một tiếng tuyệt đối không nên uống sữa.
+ Trà
Khi uống trà với sữa, sữa sẽ làm trà mất đi tác dụng đối với hệ tim mạch. Đồng thời, trà đẩy nhanh quá trình đào thải canxi trước khi cơ thể kịp hấp thu chúng.
+ Đường và sữa nóng
Chất axit trong sữa dưới tác dụng của nhiệt sẽ phản ứng với đường; tạo thành độc tố có hại cho cơ thể. Vì thế chỉ nên cho đường sau khi sữa đã nguội.
+ ống sữa khi bụng đói
Khoa học đã chứng minh uống sữa khi bụng đói dễ gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ.
Do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài.
Khi bụng đói, axit dịch vị tiết ra nhiều; dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.
Một số người tiêu hóa kém có thể bị đau bụng, thậm chí là ngộ độc nếu uống sữa với chiếc bụng rỗng.
6/ Các loại thực phẩm không dùng chung với sữa
Cam: loại quả này chứa axit lactic tạo nên phản ứng với sữa, gây ra tiêu chảy, ói mửa và mất đi hoàn toàn dưỡng chất của sữa. Tuyệt đối không ăn cam sau khi uống sữa ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Chuối: ăn chuối chung với sữa, đặc biệt là khi đói sẽ gây ra tiêu chảy; rối loạn tiêu hoá, cảm lạnh, nghẹt mũi. Nên ăn chúng riêng biệt và cách nhau ít nhất 30 phút.
Sôcôla: sữa rất giàu protein trong khi sôcôla chứa axit oxalic; kết hợp sẽ phản ứng với nhau tạo thành hợp chất calcium oxalate. Chúng ảnh hưởng lớn tới việc hấp thụ canxi gây nên việc tiêu chảy, táo bón và cả chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
Trứng: Ăn trứng kết hợp với uống sữa sẽ tạo ra chất gây ức chế; làm cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất của cả sữa lẫn trứng.
CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí. |