Biến chứng bệnh gout có thể khiến người bệnh đột quỵ và nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác.Phòng tránh là phương pháp tốt nhất để điều trị.
Bệnh thường xảy ra ở nam giới tuổi trung niên nhưng nữ giới cũng có thể mắc phải. Theo thống kê, Việt Nam có 96% nam giới và 38% người ở lứa tuổi 40 mắc bệnh gout (gút).
Nguyên nhân chính là do sự tồn đọng axit uric khiến hàm lượng chất này tăng đột biến trong máu. Từ đó tạo ra các tinh thể tại khớp nối chân, tay khiến khớp tay, khớp chân sưng, đau.
5 thói quen lành mạnh giúp bạn phòng ngừa bệnh gout:
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều purine
Purine là một chất tự nhiên trong nhiều thực phẩm. Khi tiêu hóa chất này, cơ thể sẽ sản sinh ra axit uric. Hệ quả là bạn có khả năng mắc bệnh gout nếu cơ thể dung nạp quá nhiều axit uric.
Có một số loại thực phẩm giàu purine nhưng tốt cho sức khỏe. Vậy nên thay vì cắt bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm này, bạn hãy tiêu thụ ở mức vừa phải.
Các thực phẩm giàu purine bao gồm:
- Thịt hoang dã (thịt nai)
- Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết chấm đen, cá mòi, cá cơm, trai và cá trích
- Bia và rượu
- Thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê)
- Thịt nội tạng, ví dụ như gan, phèo, ruột…
Thực phẩm chứa hàm lượng purine vừa phải bao gồm:
- Hầu hết các loại thịt khác, bao gồm cả giăm bông và thịt bò
- Gia cầm
- Hàu, tôm, cua và tôm hùm
Duy trì cân nặng phù hợp
Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng mức axit uric trong máu gây bệnh gout. Bên cạnh đó, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở người trẻ. Nó bao gồm việc tăng huyết áp, cholesterol, nguy cơ mắc bệnh tim. Vì thế, việc duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao là rất quan trọng.
Không chỉ vậy, việc giảm cân quá nhanh như khi áp dụng fasting cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric. Do đó, bạn nên cố gắng xuống cân một cách bền vững hơn thông qua việc hoạt động thể chất, có một chế độ ăn cân bằng kết hợp với thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Hạn chế đường trong thực phẩm và đồ uống
Không chỉ thực phẩm giàu đạm mà ngay cả đường cũng được chứng minh là có khả năng thúc đẩy nồng độ axit uric trong máu. Lượng đường này thường được tìm thấy trong các sản phẩm đóng hộp hoặc tinh chế. Vì thế, bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm tươi thay vì sử dụng thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng hộp.
Ngoài ra, Đường trong đồ uống được hấp thụ nhanh hơn vào cơ thể hơn so với thức ăn. Điều này làm tăng nhanh chóng lượng đường huyết trong cơ thể và gia tăng lượng axit uric. Do đó, bạn nên thay đồ uống có đường bằng cách uống nhiều nước lọc và các loại sinh tố giàu chất xơ.
Uống cà phê
Uống cà phê giúp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả. Cụ thể, kết quả của một cuộc nghiên cứu gân đây cho thấy những phụ nữ uống 1-3 cốc cà phê/ngày có tỉ lệ mắc bệnh giảm 22%, trong khi người uống hơn 4 cốc/ngày giảm tận 57%.
Hơn nữa, việc tiêu thụ cà phê còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Điểm thú vị là người mắc bệnh gout cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hơn nên việc uống cà phê thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ, cà phê có một số tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính hay khả năng làm yếu xương khớp, dễ dẫn đến loãng xương, gãy xương. Bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi uống cà phê mỗi ngày.
Giảm căng thẳng giúp phòng ngừa bệnh gout
Stress, thói quen ngủ xấu, ít vận động có thể làm tăng khả năng viêm khớp. Tình trạng này có thể khiến mức axit uric tăng cao làm tăng khả năng mắc bệnh gout.
Để giảm căng thẳng, bạn hãy thường xuyên thiền định, tập yoga hoặc bất kỳ môn thể thao yêu thích nào khác. Bạn cũng có thể theo đuổi một thú vui lành mạnh nào đó tăng thời gian thư giãn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn nên luyện tập thói quen ngủ tốt bằng cách:
- Tránh xa màn hình điện tử 2-3 giờ trước khi đi ngủ
- Ngủ và thức dậy vào một khung giờ đều đặn
- Tránh đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê sau giờ ăn trưa
CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí. |