Ung thư dạ dày thường có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp. Gây nhầm lẫn và người bệnh chủ quan bỏ qua và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối.
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: hay còn gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn đầu).
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày. - Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày. Tuy vậy vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt và chưa lây lan ra các cơ quan khác.
- Giai đoạn 2: Khi chuyển qua giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc; bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn….
- Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày. Lúc này tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể và hầu như không còn cơ hội chữa trị.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (hay giai đoạn sớm) là thời kỳ khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc.
Thông thường, kích thước khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ chỉ khoảng vài mm đến 7cm. Vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
Muốn phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm cần phải thực hiện các chương trình tầm soát ung thư.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ rệt. Hầu hết được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.
Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày; cần thận trọng kiểm tra bệnh lý định kỳ, tránh tình huống xấu chuyển hóa thành ung thư.
Người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu:
- Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày.
Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển. Thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng. - Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt.
Tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau. Thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm. - Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt; cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
- Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
- Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên; chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Đi ngoài phân đen: triệu chứng này xuất hiện như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác. Vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan; chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
3. Làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Để phát hiện sớm ung thư dạ dày cách tốt nhất là Sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày
Khám sàng lọc được thực hiện cho những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Ở một số nước phát triển như Nhật Bản, ung thư dạ dày là bệnh thường gặp; thì việc sàng lọc trên diện rộng có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư dạ dày.
Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để kiểm tra như: Nội soi dạ dày, sinh thiết tổn thương nghi ngờ, xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u…
- Chẩn đoán ung thư dạ dày
Một số xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán xác định và phân giai đoạn ung thư dạ dày. Giúp đưa ra các quyết định điều trị chuẩn xác.
Nội soi dạ dày – ruột: cho phép xem trực tiếp khu vực quan tâm. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xác nhận chẩn đoán. Nội soi rất quan trọng để phát hiện ung thư giai đoạn sớm phát triển từ lớp niêm mạc phủ trên hoặc dưới của ống tiêu hóa.
- Sinh thiết
Làm sinh thiết trong quá trình nội soi. Bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ từ một khu vực nhìn không bình thường của dạ dày. Sau đó bác sĩ khác nhìn vào mô đó dưới kính hiển vi.
Khi các bác sĩ đã chẩn đoán xác định; các xét nghiệm tiếp theo được thực hiện để chẩn đoán giai đoạn
Phòng tránh
Không có cách nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày hoàn toàn.
Tuy nhiên, một người có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ phát triển bệnh. Chúng bao gồm những điều sau đây.
- Chế độ ăn
- Một số biện pháp ăn kiêng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
- Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng ăn ít nhất hai cốc rưỡi trái cây và rau quả mỗi ngày có thể giúp hạn chế nguy cơ.
- Nên giảm số lượng thực phẩm ngâm, muối và hun khói trong chế độ ăn. Thay đổi ngũ cốc tinh chế cho ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống và thay thế thịt đỏ hoặc thịt chế biến; bằng đậu, cá và gia cầm cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư phát triển ở phần dạ dày gần thực quản.
Những người hút thuốc nên bỏ thuốc lá. Những người chưa hút thuốc nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Dùng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) như aspirin, naproxen hoặc ibuprofen; có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và đe dọa tính mạng.
Chỉ dùng NSAID để điều trị các bệnh khác như viêm khớp. Không dùng chỉ để giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Những người có hội chứng ung thư dạ dày lan tỏa di truyền và hội chứng Lynch; có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hiểu được điều này và thực hiện các biện pháp phòng tránh theo lời khuyên của bác sĩ có thể làm giảm nguy cơ.
Những người có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày và những người bị ung thư vú trước tuổi 50 nên làm xét nghiệm di truyền.
Nếu một người được chẩn đoán và điều trị trước khi ung thư dạ dày di căn, tỷ lệ sống còn sau 5 năm là 68%. Nếu ung thư di căn vào các mô sâu hơn trong dạ dày, tỷ lệ sống còn giảm xuống 31%.
Một khi ung thư dạ dày di căn các cơ quan ở xa, tỷ lệ sống còn giảm xuống 5%.
CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí. |