Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến với nhiều người. Cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết để duy trì các hoạt động.
Thế nào là thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn không nhận đủ lượng chất sắt cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu bị thiếu hụt, các mô và tế bào sẽ không nhận đủ oxy để hoạt động.
Triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu do thiếu sắt
- Mệt mỏi
- Đuối sức
- Hay bị chóng mặt
- Khó tập trung
- Hầu hết mọi người đều bị thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu bao gồm:
- Bị rong kinh hoặc chảy máu quá nhiều trong những ngày hành kinh (đối với phụ nữ)
- Đã mắc bệnh viêm loét dạ dày
- Bị ung thư đường tiêu hóa
- Mất nhiều máu do chấn thương
- Xuất huyết tiêu hóa do sử dụng thuốc aspirin hoặc ibuprofen trong thời gian dài
Bạn có thể mắc bệnh thiếu máu nếu bắt gặp các dấu hiệu dưới đây, bao gồm:
- Tâm trạng gắt gỏng
- Thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi hoặc thậm chí là suy nhược cơ thể
- Nhức đầu
- Gặp khó khăn trong việc tập trung hay suy nghĩ
Đối tượng
Thiếu máu thiếu sắt có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi các đối tượng thường hay gặp nhất là:
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Phụ nữ từ khi có kinh nguyệt, cần xấp xỉ 1,4 mg/ngày. Tuy nhiên, lượng sắt này khó có thể đáp ứng đủ nếu chỉ dựa vào khẩu phần ăn.
- Phụ nữ có thai: nhu cầu sắt tăng cao để phát triển bào thai, nhau thai và cho người mẹ. Tổng số lượng sắt cần thiết đối với phụ nữ có thai là khoảng 1000mg.
- Phụ nữ cho con bú: Sắt được tiết theo sữa để nuôi con.
- Trẻ em: từ 6-24 tháng tuổi, đặc biệt trẻ sinh thiếu tháng lứa tuổi này, nhu cầu sắt rất cao.
- Trẻ bình thường từ 6 tháng đầu trở đi trẻ bắt đầu có sự thiếu hụt sắt. Cần được bù đắp từ các thức ăn bổ sung, nếu không được bổ sung đủ thiếu máu thiếu sắt sẽ xảy ra.
Phòng ngừa bệnh
Đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường giáo dục truyền thông
- Đa dạng hóa bữa ăn là phương pháp tốt nhất. Cần kết hợp các loại thực phẩm khác nhau cho bữa ăn cân đối đồng thời làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Đa dạng hóa bữa ăn là lựa chọn tối ưu nhưng lại mất nhiều thời gian thực hiện nhất. Chính vì thế công tác giáo dục truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
- Hướng dẫn chế độ ăn hợp lý hạn chế các loại đồ uống như chè, cà phê nên uống cách xa bữa ăn.
Phòng chống nhiễm khuẩn
- Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu. Do đó việc phòng các bệnh trên là rất cần thiết.
- Tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…
Bổ sung viên sắt cho các đối tượng nguy cơ thiếu máu cao
Theo khuyến cáo WHO năm 2011 ta có:
- Phụ nữ có thai cần bổ sung là 60mg sắt/ngày và 400 µg folic acid trong thời gian có thai.
- Sau sinh cần bổ sung tiếp 3 tháng với liều tương tự như khi có thai đối với phụ nữ cho con bú, ở khu vực thiếu máu nặng >40%.
- Bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ: mỗi tuần 1 v/ trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Nếu khả thi, lặp lại chu kỳ này trong năm. Áp dụng cho những vùng có tỷ lệ thiếu máu ≥20%.
- Đối với phụ nữ có thai thiếu máu: bổ sung sắt/acid folic mỗi ngày một viên trong suốt thời gian mang thai.
CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí. |