Kết nối với Curves thông qua ứng dụng di động

Tại sao cơ thể cần đủ 6 vị

6 vị đại điện cho 6 chức năng khác nhau: Đắng – Chua – Cay – Mặn – Chát – Ngọt.

Nếu thiếu hay thừa quá mức bất kì vị nào cũng gây ra rối loạn bên trong cơ thể, từ đó sinh ra bệnh tật. Và cũng cần lưu ý để chọn Vị có nguồn gốc từ tự nhiên, không nhân tạo qua nhà máy.

1. CAY- CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG PHỔI VÀ RUỘT GIÀ

Vị cay có thể khuếch tán vào phổi, vận hành khí và lưu thông máu, có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa, tăng tiết dịch tiêu hóa, đồng thời thúc đẩy lưu thông máu và chuyển hóa trong cơ thể, xua tan gió và cảm lạnh, giảm đau.

Thực phẩm có vị cay nên dùng: gừng, củ cải, củ cần tây, củ hành tây, củ tỏi, quế…

2. NGỌT- CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TỲ VỊ

Vị ngọt đi vào tỳ vị, điều hòa tỳ vị. Ăn các thực phẩm có thuộc tính ngọt tự nhiên có tác dụng nuôi dưỡng khí và máu, bổ sung calo, giảm mệt mỏi cơ bắp, giảm đau và giải độc.

Vị ngọt nên lấy từ: rau, quả, ngũ cốc và tinh bột phức hợp, còn nguyên cám, chưa qua tinh chế như gạo lứt, khoai lang, khoai tây,… Không nên sử dụng gạo trắng vì hàm lượng đường cao mà hàm lượng dinh dưỡng thấp. Trái cây ngọt nên dùng lượng vừa phải hoặc tùy theo cảm nhận cơ thể thời điểm đó.

3. CHUA- CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GAN MẬT

Vị chua có tác dụng kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác thèm ăn, sảng khoái, tăng hấp thu các chất khoáng như canxi, kali, sắt,…tăng khả năng kháng bệnh cho gan mật.

Vị chua nên dùng khi bụng đói sẽ giúp kích thích tiết ra nhiều nước bọt, kích thích hệ tiêu hoá, làm kiềm hoá axit dạ dày.

Vị chua nên lấy từ: cam, chanh, bưởi, giấm táo, các loại rau lá, quả có vị chua,…

4. ĐẮNG- CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HỆ TUẦN HOÀN VÀ THẦN KINH

Theo đông y, vị đắng đi vào tim, nuôi dưỡng hệ tuần hoàn và thần kinh.

Vị đắng kích thích vị giác của lưỡi, tác động đến các dây thần kinh vị giác, tăng sự tiết nước bọt, đồng thời cũng gây ra sự tiết dịch dạ dày và đường mật, cải thiện sự ngon miệng, tăng cường tiêu hóa.

Vị đắng nên lấy từ: vỏ cam quýt, mướp đắng, bồ công anh, cải xoăn, măng tây, cần tây, rau cải mầm, củ nghệ,…

5. MẶN- CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG THẬN

Vị mặn đi vào thận, làm cho thận mềm mại, vững chắc và ẩm ướt. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng vị mặn sẽ gây hại sức khoẻ, thừa mặn sẽ đi vào hệ tuần hoàn làm trương nở mạch máu, gây ra các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Vị mặn nên dùng từ: tảo biển, rong biển, rau dền, muối biển tự nhiên (không phải muối đã tinh chế), muối hồng.

Hiện nay muối biển tự nhiên cũng bị nhiễm kim loại nặng và tạp chất nên cần chú ý nguồn đảm bảo.

6. CHÁT- CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TAM TIÊU VÀ HỆ MIỄN DỊCH

Vị chát cho chúng ta một hệ miễn dịch khỏe mạnh để tăng đề kháng với bệnh tật.

Vị chát thường có hàm lượng cao trong các loại trái cây như ổi, quả sung, bồ quân,… và một số loại lá như lá mơ, lá ổi,..

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on telegram
Telegram
Share on email
Email

Kết nối với chúng tôi:

Bài viết mới nhất:

Bài viết nổi bật :

CCTC Tăng Quỳnh Nga

CCTC Tăng Quỳnh Nga – Curves Thanh Xuân ✨ Câu chuyện thành công của chị Nga ✨ Chị Nga là

CCTC Phạm Thị Hà

CCTC Phạm Thị Hà – Curves Tây Sơn REVIEW MẸ 🐅 SAU 04 THÁNG TẬP LUYỆN! Góc tâm sự nhỏ

Cảm ơn quý khách hàng đã đặt câu hỏi ?

Nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.