Kết nối với Curves thông qua ứng dụng di động

Tại sao Hệ Tiêu Hóa là bộ não thứ 2 của cơ thể?

Tại sao hệ tiêu hóa đường ruột lại là bộ não thứ 2 của cơ thể. Hệ tiêu hóa hoạt động thế nào? Tại sao chúng lại quan trọng đến vậy?

 Hệ tiêu hóa hoạt động thế nào?

Trái ngược với cách hoạt động khác của các hệ thống khác trong cơ thể; hệ thần kinh tiêu hóa được các nhà khoa học gọi là “bộ não thứ 2” nhờ khả năng hoạt động độc lập với não. Điều hấp dẫn nhất là hàng triệu tế bào thần kinh trong ruột thực sự đã tiến hóa từ thời cổ đại đến này.

Hệ tiêu hóa của trẻ cấu tạo như thế nào? - Điều trị táo bón

Hệ thống thần kinh ruột bao gồm các tế bào thần kinh nằm trong thành ruột; dài khoảng 9 mét từ thực quản đến hậu môn. Bộ não thứ 2 này chứa khoảng 100 triệu tế bào thần kinh; nhiều hơn cả tủy sống hoặc hệ thần kinh ngoại vi.

Vô số tế bào thần kinh trong hệ thống tiêu hóa cho phép chúng ta cảm nhận các chất chứa bên trong ruột. 

Quá trình tiêu hóa thức ăn hàng ngày diễn ra khá phức tạp.
Việc chia nhỏ thức ăn,
Hấp thụ chất dinh dưỡng
Tống chất thải ra ngoài

Đòi hỏi các bước xử lý hóa học, trộn cơ học và các cơn co cơ nhịp nhàng; để di chuyển mọi thứ trên đường đi xuống.

Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột với sức khỏe - Men vi sinh Bio4STOP

Nhờ được trang bị các phản xạ và giác quan riêng; bộ não thứ 2 có thể kiểm soát hành vi đường ruột độc lập với não bộ; thay vì được não điều khiển từ xa thông qua trung gian tủy sống.

Như vậy, công việc tiêu hóa sẽ được giao hoàn toàn cho trong ruột. Tuy nhiên, sự phức tạp của bộ não thứ 2 không thể được giải thích chỉ thông qua quá trình này.

Hệ thần kinh tiêu hóa chứa đầy chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Không chỉ đơn thuần xử lý việc tiêu hóa thức ăn hoặc thỉnh thoảng gây ra cơn đau bụng.

Bộ não thứ 2 này cũng góp phần quyết định trạng thái tinh thần; đóng vai trò chính yếu trong một số bệnh trên toàn cơ thể. Mặc dù có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng.

Mặc dù có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng; nhưng bộ não thứ 2 không phải là nơi tập trung bất kỳ suy nghĩ hay quyết định có ý thức nào.

Kích hoạt hệ thần kinh của “bộ não thứ 2”

Sự tồn tại của bộ não thứ 2 từ lâu đã được biết đến trong cộng đồng khoa học.

Lời giải thích về chức năng hệ thần kinh tiêu hóa vẫn còn mơ hồ cho đến gần đây. Khi các nhà khoa học từ Nam Úc; lần đầu tiên thấy cách hệ thống thần kinh ruột thực hiện nhiệm vụ trong quá trình đi tiêu.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra ruột kết của những con chuột đã chết; sử dụng một kỹ thuật hình ảnh được lập trình với các bản ghi điện sinh lý của cơ trơn. Phương pháp đặc biệt phát hiện mô hình nhịp điệu đang diễn ra bên trong ruột kết của chuột.

Hệ thần kinh tiêu hóa được coi như bộ não thứ 2
Hệ thần kinh tiêu hóa được so sánh như bộ não thứ 2
  • Các nhà nghiên cứu đã dùng cú sốc điện nhẹ để kích thích ruột kết thực hiện hoạt động. Sau khi ruột kết được kích hoạt; quan sát thấy cách ma trận tế bào thần kinh bên trong ruột kết đẩy các chất thải xuống ruột già.

Theo lời giải thích, hàng triệu tế bào thần kinh trong đường tiêu hóa phối hợp hoạt động để tạo ra các cơn co thắt cơ; đẩy chất thải qua điểm cuối cùng của hệ tiêu hóa. Hoạt động này được gọi là kích hoạt tế bào hệ thần kinh tiêu hóa; giúp kích thích các phần của cơ ruột để ruột kết co lại và đưa phân ra khỏi cơ thể với tốc độ ổn định.

Hệ thần kinh tiêu hóa và những bệnh lý

Các nghiên cứu trước đây đã xác định rằng hệ thần kinh tiêu hóa sản xuất gần 95% serotonin và 50% dopamine của cơ thể. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2010 cho thấy; loãng xương có liên quan đến serotonin do ruột sản xuất.

Các loại thuốc chống trầm cảm(chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)) – làm tăng mức serotonin; do đó người dùng các loại thuốc này thường gặp tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa.

  • Cảm xúc hạnh phúc hàng ngày; cũng có thể dựa vào các thông điệp từ não bên dưới đến não bên trên. Ví dụ, kích thích dây thần kinh phế vị là một phương pháp điều trị hữu ích cho bệnh trầm cảm.

Hội chứng ruột kích thích một phần cũng phát sinh từ quá nhiều serotonin trong đường ruột, và có lẽ đây được coi là một rối loạn tâm thần của bộ não thứ 2.

Serotonin thấm ra từ não thứ 2 thậm chí còn đóng vai trò trong chứng tự kỷ; (chứng rối loạn phát triển ở thời thơ ấu). Nhiều trẻ tự kỷ có các bất thường về đường tiêu hóa; bên cạnh nồng độ serotonin do ruột sản xuất trong máu của chúng cũng tăng cao.

Nghiên cứu khác hiện đang tìm hiểu cách thức bộ não thứ 2 điều khiển phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thực tế, ít nhất 70% hệ miễn dịch (kháng thể); nhắm vào ruột để trục xuất và tiêu diệt “những kẻ xâm lược” từ bên ngoài (kháng nguyên). Một nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa chấn thương sọ não và tổn thương đường ruột.

Bộ não thứ 2 cũng ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của chúng ta theo những cách khác khó hiểu hơn.

Một phần lớn cảm xúc của con người có thể bị ảnh hưởng bởi các dây thần kinh trong ruột.

  • Butterflies in your stomach – cụm từ chỉ cảm giác bồn chồn, hồi hộp – được xem như một ví dụ của phản ứng căng thẳng sinh lý có liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc rối loạn tiêu hóa (GI) có thể khiến tâm trạng của một người bị ảnh hưởng.
Cảm xúc của con người có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh tiêu hóa
Cảm xúc của con người có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh tiêu hóa

Bộ não thứ 2 cũng có thể là bộ não thứ nhất

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng; hệ thần kinh tiêu hóa có thể là một chức năng của cơ thể từ xưa; trải qua quá trình tiến hóa và được hệ thần kinh lựa chọn bảo tồn.

Kích hoạt tế bào thần kinh từ ruột kết có thể là “bộ não” hoạt động đầu tiên trong cơ thể; dựa trên bằng chứng cho thấy hệ thần kinh ruột tiến hóa trước hệ thần kinh trung ương.

Nghiên cứu trên đã trở thành ví dụ đầu tiên; quan sát thấy quá trình kích hoạt tế bào thần kinh trong hệ thống thần kinh ruột.

Hiện nay, các chuyên gia đã biết thần kinh hệ tiêu hóa hoạt động thế nào trong một cơ thể khỏe mạnh; nhờ đó có thể phát triển các phương pháp điều trị cho những bệnh về ruột kết.

Cần làm gì để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý:
    Để có một cơ thể khỏe mạnh; cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: các nhóm chất đường bột, đạm, béo, vitamin và các khoáng chất theo khuyến cáo của tháp dinh dưỡng.
    Đặc biệt cần bổ sung thêm rau xanh và chất xơ; giúp có cảm giác ngon miệng hơn. Cải thiện hoạt động của nhu động ruột giúp hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Ăn gì tốt nhất cho hệ tiêu hoá?
  • Ăn chậm nhai kỹ: Để giúp miệng có đủ thời gian tiết ra các enzyme tiêu hóa giúp làm giảm bớt áp lực cho dạ dày, ngăn ngừa các chứng ợ hơi, khó tiêu.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
    Luyện tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Một số nghiên cứu đã chứng minh; nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón.
  • Cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột:
    Sự cân bằng này thường xuyên bị đe dọa bởi môi trường sống, chế độ ăn uống hoặc khi sử dụng thuốc kháng sinh. 
    Ngoài việc bổ sung chất xơ (nguồn thức ăn của các vi khuẩn có lợi) thì bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm men vi sinh.
Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra như thế nào

  • Cần lựa chọn những sản phẩm được làm từ thiên nhiên tốt cho hệ tiêu hóa; không bị dịch mật hay môi trường dạ dày làm biến tính.
    Ví dụ như chủng men Bulgaricus tìm thấy nhiều trong các sảnphẩm sữa chua. Ngoài ra, sữa chua còn là nguồn dưỡng chất lên men cung cấp dinh dưỡng (đạm, canxi, vitamin) mà cơ thể dễ hấp thu. Sử dụng sữa chua hằng ngày là một trong những cách để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Có thể thấy sức khỏe đường ruột có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh thì một trong những yếu tố cần thiết đó là xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa; cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ
Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on telegram
Telegram
Share on email
Email

Kết nối với chúng tôi:

Bài viết mới nhất:

Bài viết nổi bật :

U70-80 khi tập luyện tại Curves

U80 Có Tập Được Không Con? “𝐷𝑎̣ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐, 𝑈80 ℎ𝑜𝑎̀𝑛 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡𝑎̣̂𝑝 𝑙𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑎̣𝑖 𝐶𝑢𝑟𝑣𝑒𝑠!” Curves là câu

CCTC Lương Hồng Hạnh

🌟 Câu Chuyện Thành Công Của Chị Hạnh Sau 3 Tháng Nỗ Lực! 🌟 Sau 3 tháng kiên trì và quyết

Cảm ơn quý khách hàng đã đặt câu hỏi ?

Nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.