Vitamin K là một trong những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và làn da khỏe mạnh. Vì cơ thể con người không có khả năng tự tổng hợp dưỡng chất này nên chúng ta cần bổ sung vitamin K bằng nhiều cách. Vậy cụ thể vai trò của vitamin K đối với da là gì? Thiếu vitamin K gây bệnh gì và nên bổ sung từ nguồn nào?
Curves mời bạn cùng tìm hiểu!
4 vai trò của vitamin K đối với sức khỏe làn da
Vitamin K có tác dụng gì cho da? Dưới đây là 4 vai trò của vitamin K đối với sức khỏe làn da:
1. Vai trò của vitamin K với da: Cải thiện vùng da thâm mụn, vết bầm sau phẫu thuật
Hemosiderin – Huyết sắc tố: là hoạt chất gây nên thâm mụn, thâm đỏ, hoặc tình trạng thâm bầm do can thiệp các phương pháp phẫu thuật, laser trên da.
Vitamin K có khả năng ức chế sự sản sinh và lan rộng của huyết sắc tố hemosiderin. Nó giúp tăng sinh tế bào mới, tái tạo tế bào da và thúc đẩy mạch máu lưu thông thuận lợi. Từ đó giải quyết các tình trạng thâm, sạm, bầm tím và sẹo trên da.
2. Giảm quầng thâm mắt
Khi các mạch máu dưới vùng da mắt bị vỡ sẽ khiến quầng thâm xuất hiện. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân hình thành quầng thâm ở mắt như thức khuya, di truyền hoặc những thói quen sống không lành mạnh.
Trong khi đó, vitamin K có đặc tính chống đông máu, tăng cường mạch máu để hạn chế quầng thâm mắt.
3. Vai trò của vitamin K: Hỗ trợ quá trình điều trị mụn
Một trong những nguyên nhân gây mụn là do rối loạn hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Trong khi đó, vai trò của vitamin K là hỗ trợ tích cực cho quá trình cân bằng nội tiết, giảm thiểu mụn.
Nếu muốn tận dụng vai trò của vitamin K trong việc hỗ trợ điều trị mụn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để sử dụng các sản phẩm hoặc thực phẩm chứa dưỡng chất này.
4. Duy trì độ đàn hồi trên da
Dấu hiệu lão hóa dễ nhận thấy nhất là tình trạng da chảy xệ, xuất hiệu nhiều nếp nhăn do đứt gãy các liên kết collagen – một loại protein quan trọng đối với sức khỏe làn da.
Trong khi đó, vai trò của vitamin K là duy trì protein, hỗ trợ giảm nếp nhăn và chảy xệ.
Thiếu vitamin K gây bệnh gì?
Bên cạnh những vai trò của vitamin K đối với làn da, dưỡng chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và duy trì sức khỏe tổng thể. Vậy bạn có biết thiếu vitamin K gây bệnh gì? Mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu!
- Vitamin K có thể giảm triệu chứng chảy máu đối với các bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, kém hấp thụ hoặc dùng kháng sinh trong thời gian dài.
- Vai trò của vitamin K còn giúp cho quá trình đông máu. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K, bạn có thể đối mặt với tình trạng máu khó đông khi bị thương. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.
- Vitamin K có khả năng kết hợp với canxi giúp cho xương chắc khỏe. Cơ thể thiếu vitamin K có thể bị loãng xương.
- Giúp ngăn ngừa sỏi thận hữu hiệu.
- Xơ hóa động mạch
- Thiếu vitamin K gây bệnh gì? Cơ thể thiếu hụt vitamin K làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Biểu hiện thiếu vitamin K
- Dễ bị bầm/ tấy đỏ trên da
- Bị chảy máu răng
- Dễ chảy máu cam
- Thường xuất hiện các hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa
- Đi đại tiện có phân sạm đen
Đó là những biểu hiện điển hình khi cơ thể thiếu hụt vitamin K. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng có thể cảnh báo một tình trạng sức khỏe khác. Bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Vitamin K có trong thực phẩm nào?
Bổ sung vitamin K cho cơ thể bằng thực phẩm là cách làm an toàn, dự phòng cho tình trạng thiếu hụt vitamin K. Vậy vitamin K có trong thực phẩm nào?
Vitamin K có nhiều nhất trong các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau họ bắp cải và các loại rau xanh sẫm màu. Cùng điểm qua một số loại thực phẩm giàu vitamin K để có thể bổ sung cho cơ thể hàng ngày bạn nhé!
Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn gọi là rau bina, chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin K. Để bảo vệ sức khỏe khi ăn cải bó xôi, bạn nên tránh dùng các thân cải có dấu hiệu u phát triển bất thường hoặc úa màu để chế biến thức ăn.
Cải xoăn
Vai trò của vitamin K có thể phát huy tác dụng khi bạn thường xuyên ăn cải xoăn. Đây được xem là loại rau có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe như: giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư. Trong 100gr cải xoăn tươi chứa khoảng 828,3 microgram vitamin K.
Bắp cải
Bắp cải là một loại thực phẩm chứa vitamin K được đông đảo mọi người lựa chọn cho các bữa ăn hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng vitamin K trong bắp cải chỉ bằng một nửa với lượng vitamin K trong cải xoăn.
Tuy nhiên, sử dụng bắp cải trong chế độ ăn một cách phù hợp, bạn vẫn có thể đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Mùi tây
Nhiều người sử dụng mùi tây như một loại rau thơm hoặc gia vị trang trí món ăn. Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, 2 muỗng rau thơm tinh chất mùi tây có thể cung cấp một lượng vitamin K cần thiết cho người trưởng thành trong ngày.
Bông cải xanh
Một cách khác để bạn tận dụng vai trò của vitamin K đối với sức khỏe là thường xuyên bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn hằng ngày. Cứ 100gr bông cải xanh sẽ cung cấp 101.6 microgram vitamin K cho cơ thể.
Quả bơ
Bơ là loại trái cây được nhiều người ưa thích do có thành phần dinh dưỡng cao, trong đó có vitamin K. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100gr bơ tươi sẽ chứa 21 microgram vitamin K. Đặc biệt, bơ còn có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như kẽm, sắt, mangan,…
Với những thông tin trên, Curves hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về vai trò của vitamin K và cách bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí. |