Kết nối với Curves thông qua ứng dụng di động

Bài học quản lý tài chính học được sau đại dịch

Đại dịch đã làm xáo trộn đời sống hàng ngày; nhưng không thể phủ nhận rằng cũng nhận được nhiều bài học quý giá sau khoảng thời gian này.

Pin by Tamyres on деньги in 2021 | Isometric illustration, Personal  finance, Illustration

Chúng ta học được cách yêu thương bản thân, quan tâm đến sức khỏe thể chất; tinh thần và đặc biệt là học được cách quản lý hiệu quả nguồn tài chính cá nhân.

1/ Bảo hiểm sức khỏe rất cần thiết

Hiện nay, đa số mọi người đều sở hữu thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, sử dụng bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế; về các chính sách và thủ tục. Khiến người tham gia bảo hiểm không có cơ hội lựa chọn các cơ sở y tế có chất lượng tốt hơn.

Đăng ký bảo hiểm sức khỏe giúp chúng ta tiết kiệm thời gian chờ đợi khám bệnh; đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp. Hỗ trợ kịp thời vấn đề tài chính như được bảo lãnh viện phí và chi phí điều trị liên quan. 

2/ Luôn có quỹ dự phòng lúc khẩn cấp

Quỹ dự phòng khẩn cấp (Emergency Fund) là số tiền tiết kiệm; đủ để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của cuộc sống bình thường trong trường hợp khẩn cấp. 

Một khoản tiền dự phòng sẽ phần nào giảm bớt nỗi lo lắng khi đối mặt với những biến động của cuộc sống; tình trạng thất nghiệp, cắt giảm lương, sức khỏe của bản thân và gia đình bị đe dọa… 

Trong tương lai, vẫn sẽ có lúc chúng ta rơi vào những tình huống không thể lường trước được. Thiết lập quỹ khẩn cấp ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm; đồng thời giảm bớt áp lực về tài chính trong những lúc khó khăn. 

3/ Kỷ luật trong chi tiêu

Nhiều người có thói quen kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu; thậm chí tiêu tiền trước, kiếm tiền sau. Kết quả là không có bất kỳ khoản dư nào cho những trường hợp cần thiết.

5 Smart Tips to Manage Your Finance With Technology

Chúng ta đặt nhu cầu giải trí, ăn chơi, mua sắm lên hàng đầu; dễ bị cám dỗ bởi các chương trình giảm giá, khuyến mãi mà chi tiêu vô tội vạ để thỏa mãn bản thân.

Sau đại dịch chũng ta xem xét lại bản thân; nhìn nhận lại những khoản chi tiêu không cần thiết từ đó thiết lập lại kế hoạch quản lý tài chính cá nhân môt cách hợp lý.

4/ Tiết kiệm

Giới trẻ trước đại dịch đều xem nhẹ tiết kiệm và nghĩ nó không quan trọng cũng như không cần để tâm.

Thay vì chú tâm vào việc kiếm tiền và thoải mái chi tiêu cho những thứ mình thích; bạn cần có kế hoạch quản lý nguồn tài chính cá nhân để chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ.

5/ Năm bắt cơ hội đầu tư

Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch; đa số mọi người đều sợ đầu tư vì rủi ro cao. Lựa chọn đầu tư vào thời điểm này đồng nghĩa với việc bạn càng phải cẩn trọng khi đưa ra quyết định. iều đó có nghĩa là số tiền bạn đầu tư nên được xác định dựa trên mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận được.

Nếu điều kiện tài chính cho phép và bạn là người có kinh nghiệm; đây là cơ hội để bạn tận dụng lợi thế khủng hoảng để có nguồn thu nhập dư dả.

6/ Cố gắng tránh vay tiền nóng/ lãi suất cao

Dù bạn có thu nhập đều đặn nhưng vay với lãi xuất cao; cũng không phải là lựa chọn tốt có khi lại là ngõ cụt.

Hãy thử tưởng tượng bạn đang thất nghiệp giữa mùa dịch nhưng vẫn phải trả góp thường xuyên; điều đó chỉ khiến cho bạn luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng.

Nếu bạn đang sử dụng thẻ tín dụng; hãy cân nhắc chi tiêu một cách thông minh để tránh những rắc rối về sau.

CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ
Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on telegram
Telegram
Share on email
Email

Kết nối với chúng tôi:

Bài viết mới nhất:

Bài viết nổi bật :

U70-80 khi tập luyện tại Curves

U80 Có Tập Được Không Con? “𝐷𝑎̣ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐, 𝑈80 ℎ𝑜𝑎̀𝑛 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡𝑎̣̂𝑝 𝑙𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑎̣𝑖 𝐶𝑢𝑟𝑣𝑒𝑠!” Curves là câu

CCTC Lương Hồng Hạnh

🌟 Câu Chuyện Thành Công Của Chị Hạnh Sau 3 Tháng Nỗ Lực! 🌟 Sau 3 tháng kiên trì và quyết

Cảm ơn quý khách hàng đã đặt câu hỏi ?

Nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.