Kết nối với Curves thông qua ứng dụng di động

Nhiễm Omicron và Delta, cúm khác nhau thế nào?

Người nhiễm Omicron có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn Delta

Gần giống với cúm nhưng có thể phân biệt bằng tình trạng mất mùi vị và đặc điểm cơn ho.

Sáng 19/1; Sở Y tế TP HCM xác định 3 ca nhiễm Omicron. cộng đồng từng đi ăn cùng người phụ nữ 41 tuổi. Như vậy, đây là lần đầu tiên, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Omicron trong cộng đồng.

Trong bối cảnh các nước phải chiến đấu cùng lúc với nhiều loại biến chủng và cả virus cúm mùa; giới chuyên gia ráo riết nghiên cứu điểm khác biệt về triệu chứng của các bệnh đường hô hấp này. Những dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron lây lan nhanh, song ít khả năng khiến người bệnh chuyển nặng.

Triệu chứng Omicron – Delta và Cúm

Giống với các biến chủng khác, Omicron vẫn thuộc dòng nCoV. Các triệu chứng hầu như không thay đổi quá nhiều. Cả Delta và Omicron đều khiến người bệnh có biểu hiện như sốt; ớn lạnh; ho; thở gấp hoặc khó thở, mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể, đau đầu, viêm họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, mất vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Hiện chưa có hướng dẫn chính thức; về các triệu chứng đặc thù sau nhiễm Omicron hoặc các biến chủng nhất định. Song từ báo cáo thực tế; các nhà khoa học vẫn chỉ ra một số điểm giúp phân biệt phiên bản của virus.

Theo nghiên cứu của Tim Spector; nhà dịch tễ học di truyền tại Đại học King’s College London, biến chủng Delta thường gây đau đầu, đau họng và sổ mũi nhiều hơn.

Người nhiễm Omicron có biểu hiện giống cảm lạnh hơn. Theo dữ liệu sức khoẻ thu thập từ Nghiên cứu Zoe Covid; 5 triệu chứng phổ biến nhất sau nhiễm Omicron là chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi và đau họng.

Bên cạnh đó; mất vị giác và khứu giác; vẫn là triệu chứng đặc trưng giúp phân biệt nhiễm Omicron và cảm cúm; cảm lạnh hay kích ứng thông thường.

Cảm lạnh thường không gây sốt cao và đau đầu dữ dội. Song đây là triệu chứng chủ yếu ở người nhiễm Omicron. “Nếu có các biểu hiện đó, rất có thể bạn đã nhiễm Covid-19 chứ không phải cảm lạnh thông thường”, tiến sĩ Shao nói.

Bệnh cúm thường kéo đến đột ngột, khiến người bệnh đau nhức cơ, ớn lạnh, mệt mỏi, chảy nước mũi và kèm theo ho. Cảm lạnh có xu hướng phát triển dần dần và ít nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể bị ho, hắt hơi, sổ mũi, nhưng hiếm khi lên cơn sốt, đau cơ hoặc đau đầu.

Ho do Covid-19 thường kéo dài trong một giờ hoặc chia thành nhiều cơn trong ngày. Ở người bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), cơn ho nặng hơn bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo người dân đi xét nghiệm nCoV nếu xuất hiện cơn ho mới, khác với trước đây, đồng thời dai dẳng nhiều ngày.

Nhân viên y tế chăm sóc người mắc Covid-19 tại trung tâm y tế khu vực Kootenai Health ở Idaho, ngày 6/9. Ảnh: AP
Nhân viên y tế chăm sóc người mắc Covid-19 tại trung tâm y tế khu vực Kootenai Health ở Idaho, ngày 6/9/2021. Ảnh: AP

Mức độ nghiêm trọng

Các dữ liệu cho thấy Omicron gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn Delta.

Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng sau mắc Covid-19 giảm có thể do người dân tiêm vaccine ngày càng nhiều; không phải do bản thân Omicron có độc lực thấp. Kể từ khi Covid-19 bùng phát, hơn 321 triệu người đã mắc và khỏi bệnh.

Nhiều chuyên gia thận trọng cho rằng Omicron ít nghiêm trọng hơn Delta; đặc biệt là ở người đã tiêm chủng. Song họ cảnh báo không nên gọi biến chủng là “nhẹ”.

Tỷ lệ nhập viện tại Mỹ tăng nhanh trong đợt bùng phát Omicron. Theo dữ liệu mới nhất từ CDC; trung bình nước này ghi nhận hơn 20.600 ca nhập viện mỗi ngày kể từ ngày 5/1 đến ngày 11/1. Theo tiến sĩ Joel Chua; trưởng khoa truyền nhiễm phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland; số ca nhập viện tăng đột biến có thể do khả năng lây truyền của virus tăng lên.

Cộng đồng cần làm gì?

Theo các chuyên gia, các biến chủng nCoV có thể khác nhau về triệu chứng và mức độ nghiêm trọng; khả năng lây truyền; song chúng vẫn là mầm bệnh Covid-19 nói chung. Đại dịch đã gây thiệt hại lớn đến toàn cầu trong hai năm vừa qua.

Cộng đồng nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa đã được chứng minh hiệu quả trước đó; bao gồm tiêm vaccine; đeo khẩu trang; hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách với người đang nhiễm virus; chủ động báo cáo và cách ly nếu mắc bệnh.

Trong bối cảnh Omicron hoành hành, tiêm liều vaccine tăng cường rất quan trọng. Đây là trọng tâm chính trong chiến lược đối phó với biến chủng mới. Tiến sĩ Chua nói: “Hãy tiêm vaccine và cả liều tăng cường nếu đủ điều kiện. Hãy đeo các loại khẩu trang có độ lọc cao như KN95”.

Tập thể thao cũng củng cố sức khỏe tim mạch; từ đó đem lại nhiều lợi ích cho chức năng miễn dịch. Để cải thiện sức khỏe – tăng miễn dịch chống Omicron; chúng ta cần phải tăng cường các hoạt động thể chất; tập thể dục đều đặn mỗi ngày đồng thời duy trì cân nặng hợp lý; tăng cường rau quả; protein và chất béo tốt.

Và một phương pháp rất phù hợp đó chính là Curves Complete; Chương Trình Quản Lý Cân Nặng & Cải Thiện Sức Khỏe Toàn Diện tại Curves.

𝘾𝙪𝙧𝙫𝙚𝙨 𝘾𝙤𝙢𝙥𝙡𝙚𝙩𝙚 bao gồm: Fitness + Meal + Coaching

🔹 𝐅𝐢𝐭𝐧𝐞𝐬𝐬: Tập luyện 30 phút tăng hệ miễn dịch.

🔹 𝐌𝐞𝐚𝐥 𝐏𝐥𝐚𝐧: Thực đơn dễ thực hiện, cung cấp bữa ăn cân bằng dinh dưỡng đủ chất.

🔹 𝐂𝐨𝐚𝐜𝐡𝐢𝐧𝐠: Các buổi coaching riêng cùng HLV hàng tháng để giúp bạn đạt kết quả sớm nhất.

Đăng ký trải nghiệm miễn phí tại đây https://goo.gl/A6Xff6

CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ
Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on telegram
Telegram
Share on email
Email

Kết nối với chúng tôi:

Bài viết mới nhất:

Bài viết nổi bật :

CCTC Nguyễn Lê Vân Anh

CCTC Nguyễn Lê Vân Anh – Curves Cát Linh 🔥 Nếu tập luyện mà chỉ chăm chăm vào số cân

Fun Run 2024

🏃 Chủ nhật vừa qua, ngày 17/03/2024, hội viên nhà Curves đã tham gia sự kiện giải chạy Fun Run

Cảm ơn quý khách hàng đã đặt câu hỏi ?

Nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.