Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu tự trang bị cho mình kiến thức về nhồi máu não, bạn có thể phòng tránh thảm kịch xảy ra.
Nhồi máu não (đột quỵ não) là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì có thể cướp đi sinh mạng của con người trong tích tắc. Căn bệnh này có thể xảy ra ở tất cả mọi người, vì thế ở độ tuổi nào mọi người cũng cần biết để tự bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Ông Vương (46 tuổi) nằm thẩn thờ trên giường bệnh, ánh mắt tuyệt vọng, nửa người bên trái bị liệt, người nhà thường xuyên phải lau nước miếng trên miệng.
Hóa ra là vào tuần trước, ông Vương đột nhiên cảm thấy nhức đầu, lên cơn co giật rồi ngất xỉu trong lúc làm việc. Sau đó, ông được đưa đến Bệnh viện Y học Cổ truyền Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc và được bác sĩ chẩn đoán là bị nhồi máu não đột ngột.
Mặc dù may mắn ông Vương được cứu sống kịp thời, nhưng thần kinh não bị tổn thương nặng nên để lại di chứng liệt nửa người. Mọi người đều bất ngờ trước tai nạn đột ngột của ông Vương. Thực ra, trước khi bị nhồi máu não, cơ thể ông đã biểu hiện một số bất thường nhưng chủ quan bỏ qua.
2 tháng trước khi nhồi máu não xảy ra, cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này
Các bác sĩ khoa Thần Kinh tại Bệnh viện Hàm Đan cho biết: “Sự hình thành của nhồi máu não là một quá trình lâu dài, không xảy ra đột ngột. Hầu hết bệnh nhân sẽ có một số bất thường trong cơ thể suốt 2 tháng trước khi bệnh khởi phát. Nếu những dấu hiệu này được phát hiện và điều trị sớm, bi kịch có thể được ngăn chặn trước“.
Sau đây là một số dấu hiệu trước khi nhồi máu não xảy ra:
1. Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt
Trước khi nhồi máu não xảy ra, bệnh nhân thường bị đau đầu dữ dội. Đó là khi mạch máu não bị tắc nghẽn, các dây thần kinh trong não sẽ chết hoặc bị tổn thương do không được cung cấp đủ máu, từ đó gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu.
Nếu những hiện tượng này xảy ra thường xuyên, bạn cần đặc biệt cảnh giác.
2. Ngáp nhiều
Thông thường mọi người nghĩ rằng, ngáp là do mệt mỏi và thiếu ngủ, nhưng trước khi nhồi máu não xảy ra, dấu hiệu này cũng xuất hiện thường xuyên. Sau khi mạch máu bị tắc nghẽn, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể, lúc này các cơ quan, trong đó có não sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy. Não bộ sẽ đưa ra các mệnh lệnh khiến cơ thể con người tăng cường hấp thụ oxy, bằng cách thường xuyên ngáp để duy trì hoạt động bình thường.
3. Thị lực giảm đột ngột, mắt thâm quầng
Theo thời gian, thị lực sẽ giảm dần, điều này là bình thường. Tuy nhiên, nếu thị lực đột ngột giảm, mắt thâm quầng trong thời gian gần, đó là dấu hiệu trước khi nhồi máu não xuất hiện, cần đặc biệt cảnh giác.
Động mạch thị giác được nối với động mạch cảnh. Nếu động mạch cảnh bị tắc sẽ khiến máu cung cấp cho động mạch ở mắt không đủ, lúc này võng mạc sẽ không hoạt động bình thường do thiếu máu cục bộ, dẫn tới mắt bị thâm quầng hoặc thị lực giảm đột ngột. Đặc biệt, thị lực giảm đột ngột trong khoảng 10 giây sau đó bình thường trở lại nên nhiều người không chú ý.
4. Chảy nước dãi một bên khi ngủ
Nếu tư thế ngủ không đúng có thể dẫn tới tình trạng chảy nước dãi. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, có thể mạch máu đang bị tắc nghẽn.
Dây thần kinh trung ương điều khiển các cơ vùng họng và mặt, nếu mạch máu bị tắc nghẽn, khả năng điều khiển của dây thần kinh trở nên kém đi, lúc này sẽ dẫn tới hiện tượng chảy nước dãi một bên.
Đề phòng nhồi máu não cần hạn chế ăn 2 loại thực phẩm này
– Thực phẩm giàu chất béo
Mặc dù hoạt động cơ thể người cần tiêu hao chất béo, nhưng nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ gây ra tình trạng dư thừa mỡ. Những chất béo này cũng tích tụ lại trong cơ thể, khiến máu trở nên đặc hơn, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
– Thức ăn nhiều muối
Muối chứa nhiều ion natri, nếu ăn mặn trong thời gian dài, hàm lượng ion natri trong cơ thể sẽ vượt quá tiêu chuẩn, gây tích nước. Lúc này, thành trong của mạch máu sẽ phồng lên và huyết áp cũng tăng theo, rất dễ khiến huyết khối và các mảng xơ vữa rơi ra, gây nhồi máu não.
Bảo vệ sức khỏe mạch máu cần phải làm gì?
– Tập thể dục nhiều hơn
Cơ thể vận động sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hao mỡ, giảm hàm lượng mỡ trong máu hiệu quả, tránh tình trạng máu quá đặc ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu.
Đồng thời, tập thể dục còn có tác dụng tăng tốc độ tuần hoàn máu, đào thải độc tố ra ngoài nhanh hơn, tránh làm tổn thương thành mạch máu bên trong.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh mạch máu mãn tính nên tập một số bài tập cường độ thấp như đi bộ, đá cầu, Thái Cực Quyền… Lưu ý, không được tập gắng sức.
– Uống nhiều nước
Máu chứa rất nhiều phân tử nước, nếu uống nước thường xuyên, giữ đủ chất lỏng trong cơ thể, nó có thể làm loãng các chất độc hại và thúc đẩy lưu thông máu.
– Tránh thức khuya
Vào ban đêm, máu ở trạng thái đặc và tốc độ chảy chậm. Nếu thức đêm thường xuyên, các chất độc không thể phân hủy, chuyển hóa kịp thời, dẫn đến tăng độc tố và tạp chất trong máu.
Khi thức khuya, các tạp chất trong máu sẽ tích tụ và lắng đọng trên thành trong của mạch máu, tạo thành huyết khối, làm tổn thương thành trong của mạch máu.
Vì vậy, buổi tối khoảng 10 giờ để chuẩn bị đi ngủ là tốt nhất, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Theo Sina, Healthline