Ngày đèn đỏ đã tới nhưng vì lý do nào đó mà kinh nguyệt chưa xuất hiện. Vậy bạn có bầu hay chỉ đơn thuần là chậm kinh?
Hội chứng tiền kinh nguyệt là nhóm hội chứng có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết chị em sẽ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt một đến hai tuần trước chu kỳ. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi chu kỳ bắt đầu.
Triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể tương tự như các dấu hiệu mang thai; đôi khi gây nên sự nhầm lẫn đáng kể. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khác biệt giữa hai tình trạng này. Nhưng trước tiên, hãy nhớ rằng những sự khác biệt này không giống nhau giữa mỗi phụ nữ.
Đau ngực
Tiền kinh nguyệt: Trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, ngực có thể sẽ hơi to, căng tức và đau hơn.
Phụ nữ đang nuôi con nhỏ thường gặp triệu chứng nặng hơn. Căng tức ngực có thể ở mức độ ít hoặc nhiều; thường đau nhất vào vài ngày trước chu kỳ. Càng đau hơn trong và sau chu kỳ do lượng progesterone giảm đi.
Mang thai: Trong giai đoạn trước thai kỳ; ngực của bạn có thể nhức, nhạy cảm hoặc đau khi bị chạm vào. Ngực có thể sẽ đầy đặn hơn.
Cảm giác căng tức ngực có thể xuất hiện một tới hai tuần sau khi thụ thai; kéo dài một vài ngày sau khi thụ thai, đó là do lượng progesterone tăng lên do quá trình mang thai.
Chảy máu
Tiền kinh nguyệt: Bạn sẽ không ra máu nếu chưa tới ngày đèn đỏ.
Mang thai: một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai là chảy một chút máu hoặc rong máu âm đạo; thường có màu hơi đỏ hoặc nâu thẫm.
Hiện tượng này xảy ra khoảng 10 tới 14 ngày sau khi thụ thai; nhưng chỉ kéo dài vài ngày, ngắn hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường và lượng máu cũng ít hơn nhiều.
Buồn nôn
Tiền kinh nguyệt: Bạn sẽ không buồn nôn hoặc ói mửa khi kinh nguyệt đến chậm.
Mang thai: Ốm nghén là dấu hiệu kinh điển và rõ ràng nhất báo hiệu bạn đang có thai. Những cơn buồn nôn có thể bắt đầu vào tuần thứ ba khi bạn có bầu. Buồn nôn có thể đi kèm tình trạng ói mửa hoặc không và thường hay gặp vào buổi sáng khi ngủ dậy.
Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều bị ốm nghén và ốm nghén có thể xảy ra bất cứ khi nào trong ngày; Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cho biết.
Thèm ăn
Tiền kinh nguyệt: Khi gần tới ngày đèn đỏ, bạn có thể nhận thấy thói quen ăn uống của mình thay đổi. Có thể bạn sẽ thèm ăn sô cô la, đồ uống có ga, đồ ngọt hoặc đồ mặn.
Hoặc bạn cũng có thể thấy đói cồn cào. Nhưng cơn đói hoặc thèm ăn đó chỉ kéo dài một vài ngày; không giống với khi bạn mang thai.
Mang thai: Ngoài việc thèm ăn một số món; có thể bạn hoàn toàn không thích một số thức ăn hoặc buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi vị, kể cả những món trước đây từng thích. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thai kỳ.
Hoặc bạn có thể mắc chứng rối loạn ăn uống; tức là bạn ăn những thực phẩm hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng như đá lạnh, vẩy sơn khô hay mẩu kim loại.
Chuột rút
Tiền kinh nguyệt: tới ngày kinh nguyệt, có thể bạn sẽ đau bụng kinh hoặc chuột rút.
Chuột rút xuất hiện từ 24 – 48 giờ trước chu kỳ; mức đau giảm dần trong chu kỳ và cuối cùng sẽ biến mất khi hết chu kỳ.
Mang thai: Bạn có thể bị chuột rút ngay khi thai kỳ bắt đầu và những lần chuột rút này thường nhẹ giống như trong kỳ kinh nguyệt. Nhưng thường ở phía lưng dưới hoặc bụng dưới.
Khi mang thai, có thể bạn sẽ bị chuột rút dài dài, vài tuần tới vài tháng.
Bạn cần lưu ý….
Nếu vẫn còn phân vân liệu mình đang mang thai hay chỉ đơn thuần là chậm kinh, chị em có thể dùng que thử thai nhanh hoặc tốt nhất là đi khám. Bác sỹ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng mang thai hay chỉ là chậm kinh của bạn.
Nếu bạn không có thai, bác sỹ sẽ kiểm tra để xem việc chậm kinh là do nguyên nhân gì; có thể khắc phục được không hoặc cần theo dõi thêm tình trạng sức khỏe gì không.cũng là cách tốt để theo dõi những thay đổi về thể chất.
Nếu bạn có thai, việc khám thai sớm sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sớm, đúng đắn cho tình trạng thai nghén của mình hoặc chăm sóc mẹ và thai nhi tốt hơn.
CURVES – CLB THỂ DỤC 30 PHÚT DÀNH CHO PHỤ NỮ Hệ thống CLB Curves: https://curvesvietnam.com.vn/he-thong-clb để đặt lịch hẹn tham quan câu lạc bộ và phân tích vóc dáng cơ thể miễn phí. |